Hướng dẫn cách đánh giá điểm - nội dung, hình thức kiểm tra, thi kết thúc học phần

19/08/2015 | 72.388 |

I. SỐ LẦN KIỂM TRA, THI CỦA MỐI HỌC PHẦN

1. Kiểm tra

a. Trong mỗi học phần, HSSV có ít nhất 01 điểm kiểm tra thường xuyên;

b. Có ít nhất 01 điểm kiểm tra định kỳ đối với những học phần có ≤ 2 ĐVHT;

c. Có ít nhất 02 điểm kiểm tra định kỳ đối với những học phần có từ 3 ÷ 4 ĐVHT;

d. Có ít nhất 03 điểm kiểm tra định kỳ đối với những học phần có ≥ 5 ĐVHT

2. Số lần kiểm tra, thi kết thúc học phần

a. Đối với học phần lý thuyết, HSSV được thi kết thúc học phần 2 lần. Nếu sau lần thi thứ nhất điểm tổng kết học phần < 5 điểm, HSSV được quyền đăng ký thi lại lần 2

b. Đối với học phần thực hành, bài thi cuối học phần được thay bằng bài kiểm tra tổng hợp có hệ số 3, và HSSV chỉ được làm bài kiểm tra này 01 lần.

c. Đối với học phần module, HSSV sẽ có một bài kiểm tra tổng hợp lý thuyết, một bài kiểm tra tổng hợp phần thực hành của học phần để tính điểm tổng kết học phần. HSSV chỉ được dự kiểm tra kết thúc học phần module 01 lần.

 

II. THỜI LƯỢNG BÀI THI, KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN, THI TỐT NGHIỆP

1. Thời lượng bài thi, kiểm tra kết thúc học phần:

- Thi kết thúc học phần lý thuyết: Từ 90 đến 135 phút

- Thi với hình thức trắc nghiệm: Không quá 45 phút.

- Thi vấn đáp: Không quá 45 phút

- Thi trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức, tối đa: 90 phút 

- Bài kiểm tra kết thúc học phần thực hành: Không quá 4 giờ

- Đối với học phần module, thời lượng bài lý thuyết, bài thực hành tính theo thời lượng bài thi lý thuyết và bài kiểm tra thực hành

2. Thời lượng bài thi tốt nghiệp:

- Thi viết: Từ 120 đến 180 phút

- Thi vấn đáp: Từ 45 đến 60 phút

- Thi theo hình thức trắc nghiệm: 90 phút

- Thi trên máy tính kết hợp các hình thức khác: 90 đến 120 phút

- Thi tốt nghiệp thực hành: Từ 4 giờ đến 5 giờ

 

III. HỆ SỐ ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI BÀI KIỂM TRA

1. Điểm hệ số 1, bao gồm các bài kiểm tra thường xuyên:

- Kiểm tra đầu tiết học (kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết), và bài kiểm tra 15 phút

- Bài tập về nhà;

- Kiểm tra tập và dụng cụ học tập;

- Bài làm nhóm

- Bài thực hành (căn bản) tại xưởng

2. Điểm hệ số 2:

- Bài làm thực hành, thí nghiệm của học phần lý thuyết: Bao gồm điểm các loại bài thực hành nhằm trang bị kỹ năng thực hành của học phần như các môn thí nghiệm, thực hành đo lường . . . , đồng thời đây cũng là những bài tập vận dụng kiến thức lý thuyết giải quyết những vấn đề thực tiễn.

- Bài kiểm tra lý thuyết định kỳ: Bài kiểm tra định kỳ có thời lượng từ 1 đến 2 tiết. Kiểm tra định kỳ thường được tiến hành sau khi giảng viên kết thúc một chương quan trọng, một vài chương hoặc phần của chương trình học phần. Số lần kiểm tra định kỳ của học phần được qui định rõ trong chương tình chi tiết học phần đã được Hiệu trưởng duyệt.

- Bài tập thực hành (tương đối phức tạp) tại xưởng

3. Điểm hệ số 3:

- Bài kiểm tra tổng hợp kết thúc học phần module, phần thực hành có hệ số 3.

- Bài kiểm tra tổng hợp phần lý thuyết học phần module

 

IV. QUI TẮC LÀM TRÒN ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA, BÀI THI, ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG HỌC KỲ, NĂM HỌC, KHÓA HỌC

1. Điểm chuyên cần, điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, điểm thi kết thúc học phần được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10 và làm tròn đến phần nguyên.

2. Điểm các bài thực hành làm tròn đến 01 chữ số thập phân.

3. Điểm tổng kết học phần được làm tròn đến 1 chữ số thập phân.

4. Điểm tổng kết học phần thực hành được tính bằng trung bình cộng các bài kiểm tra có tính đến hệ số, kết quả được làm tròn đến 1 chữ số thập phân.

5. Điểm thi tốt nghiệp được chấm theo thang điểm 10, điểm chi tiết có thể chấm đến 0,25. Nếu tổng điểm toàn bài có điểm lẻ, kết quả được làm tròn đến 01 số thập phân.

6. Điểm bảo vệ đồ án tốt nghiệp được tính đến 1 chữ số thập phân

7. Điểm trung bình chung học tập (tham khảo Qui chế đào tạo) của mỗi học kỳ, mỗi năm học, khóa học được tính đến hai chữ số thập phân.

 

V. CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA, THI

1. Kiểm tra vấn đáp đầu giờ, kiểm tra viết có thời lượng < 45 phút - Hệ số 1

- Mục đích của hình thức kiểm tra này là đánh giá việc hiểu và vận dụng, giải thích, tính toán đơn giản những vấn đề cơ bản của bài học như các định nghĩa, định lý, khái niệm, những ứng dụng quan trọng của bài học.

- Kiểm tra, rèn luyện kỹ năng cơ bản về tính toán, vẽ hình, cách sử dụng phương tiện, dụng cụ . . .

- Đánh giá việc ôn tập bài vở của HSSV trong quá trình học tập.

2. Kiểm tra vở, dụng cụ học tập, trang bị phục vụ học thực hành, thực tập - Hệ số 1

- Việc kiểm tra tập, dụng cụ học tập nhằm nắm được tình hình ghi chép bài học, hình vẽ, việc thực hiện bài tập được giao của cá nhân mỗi HSSV cũng như của lớp, thông qua đó, giảng viên đánh giá được tinh thần, thái độ, tác phong học tập của mỗi HSSV cũng như của lớp.

- Thông qua việc kiểm tra tập, vở ghi bài giảng viên giúp HSSV bổ sung những nội dung ghi chép sai, thiếu, những chỗ cách trình bày chưa rõ ràng, cách bảo quản chưa tốt.

- Giảng viên kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, dụng cụ, trang bị cá nhân nhằm hình thành cho người học tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đảm bảo hoạt động học thực hành, thực tập của HSSV tại xưởng thực tập đạt kết quả tốt, an toàn.

3. Bài làm nhóm - Hệ số 1

- Giúp HSSV biết cách tổ chức công việc tập thể

- Giúp HSSV có kỹ năng xử lý công việc khi hoạt động độc lập cũng như khi hợp tác với đối tác khác.

- Hình thành cho HSSV khả năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng tìm và biên soạn tư liệu, biết cách trình bày trước đám đông, kỹ năng sử dụng các phương tiện trình chiếu.

4. Kiểm tra định kỳ với thời lượng 1 đến 2 tiết của học phần lý thuyết - Hệ số 2

Việc kiểm tra 1 đến 2 tiết thường được tiến hành sau khi kết thúc một chương quan trọng, một vài chương hoặc một phần của chương trình học trong học kỳ nhằm mục đích:

- Kiểm tra khả năng tiếp thu và năng lực vận dụng kiến thức một cách hoàn chỉnh về những vấn đề cơ bản trong một chương, một vài chương hoặc một phần môn học.

- Kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thực hành, khả năng độc lập suy nghĩ giải quyết vấn đề trong phạm vi tương đối rộng, yêu cầu tương đối cao.

- Từng bước giúp HSSV tổng hợp kiến thức cơ bản những nội dung đã học nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

- Đề bài kiểm tra cần chú ý những nội dung kiểm tra về kiến thức, khả năng vận dụng lý thuyết phân tích, tính toán, năng lực giải quyết vấn đề.

5. Kiểm tra thí nghiệm, thực hành của học phần lý thuyết – Hệ số 2

- Kiểm tra kiến thức lý luận và khả năng vận dụng trong thí nghiệm, thực hành.

- Kiểm tra kỹ năng thực hành, khả năng quan sát, phân tích, giải thích vấn đề và làm báo cáo kết quả.

- Từng bước rèn luyện cho HSSV tác phong công nghiệp, kỷ luật, an toàn lao động, kỹ năng nghề nghiệp.

6. Bài tập thực hành nghề - Hệ số 1

Kiểm tra khả năng nắm được lý thuyết cơ bản, kỹ năng cơ bản nghề nghiệp trong khi hoàn thành bài tập

7. Thi kết thúc học phần lý thuyết

Thi kết thúc học phần lý thuyết được tiến hành sau khi HSSV đã hoàn tất toàn bộ nội dung chương trình học phần lý thuyết. Thi kết thúc học phần nhằm mục đích:

- Kiểm tra khả năng tiếp thu và năng lực phân tích vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết và những kỹ năng đã được trang bị trong học phần để giải quyết những vấn đề bài kiểm thi đặt ra.

- Bài thi giúp HSSV nắm vững và hệ thống được toàn bộ kiến thức học phần một cách đầy đủ và chắc chắn, góp phần đảm bảo chất lượng, mục tiêu chương trình đào tạo.

- Nội dung thi, vì mục đích trên, cần bao gồm các phần cơ bản nhất về kiến thức và kỹ năng thực hành.

8. Kiểm tra kết thúc học phần thực hành - Hệ số 3

- Nhằm kiểm tra và đánh giá được mức độ HSSV tiếp thu, vận dụng kiến thức lý thuyết và kỹ năng liên quan đã học để giải quyết những vấn đề bài tập đặt ra.

- Đánh giá được những kỹ năng cần thiết mà người học cần đạt trong học phần thực hành thông qua quá trình HSSV thực hiện bài kiểm tra và chất lượng công việc, sản phẩm thu được sau bài kiểm tra.

 

VI. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CHUYÊN CẦN CỦA HỌC PHẦN

ĐCC: điểm chuyên cần, chiếm 10% trọng số ĐHP, do giáo viên bộ môn đánh giá căn cứ thời lượng dự lớp và thái độ học tập của SVHS trong suốt học phần. Điểm chuyên cần được đánh giá theo qui định sau:

Điểm Điều kiện
10 . Số tiết nghỉ học (không kể có phép, o phép) = 0
. Số lần đi học trễ ≤ 5 phút = 0
9 . Tiêu chí nghỉ học như điểm 10;
. Có đi học trễ 1, 2 lần ≤ 5 phút có lý do chính đáng
8 . Số tiết nghỉ học ≤ 1 đối với những học phần (HP) có khối lượng ≤ 3 ĐVHT
. Số tiết nghỉ học ≤ 2 đối với những HP có khối lượng ≥ 4 ĐVHT
. Số lần đi học trễ ≤ 1 lần ≤ 5 phút có lý do chính đáng
7 . Số tiết nghỉ học được tính như trường hợp điểm 8
. Số lần đi học trễ có thể nhiều hơn 1, 2 lần và đều có lý do chính đáng
6 . Số tiết nghỉ học ≤ 2 đối với những HP có khối lượng ≤ 3 ĐVHT
. Số tiết nghỉ học ≤ 3 đối với những học phần có khối lượng ≥ 4 ĐVHT
. Số lần đi học trễ ≤ 2 lần ≤ 5 phút có lý do chính đáng
5 . Số tiết nghỉ học tính như trường hợp điểm 6
. Số lần đi học trễ có thể nhiều hơn nhưng đều có lý do chính đáng
4, 3, 2, 1 . Số tiết nghỉ học ≤ 3 đối với những học phần có khối lượng ≤ 3 ĐVHT
. Số tiết nghỉ học ≤ 5 đối với những học phần có khối lượng ≤ 5 ĐVHT
. Mức độ gia giảm điểm phụ thuộc tần số đi học trễ và tinh thần thái độ học tập trong lớp.
0 . Số tiết nghỉ học vượt quá mức liền kề trên.
ĐHP = 0 . Số tiết nghỉ học > 20% TLHP


Lưu ý:

- Trong qui định trên, tiêu chí nghỉ học, thái độ học tập là tiêu chí chính phải được tuân thủ khi đánh giá điểm chuyên cần. Tiêu chí đi học trễ là tiêu chí giáo viên cân nhắc trong trường hợp cần thiết phải hạ mức điểm.

- Nếu số tiết nghỉ học > 20% thời lượng học phần, HSSV phải nhận điểm 0 làm điểm tổng kết học phần. HSSV phải đăng ký học lại học phần này theo hình thức học ghép cùng khóa sau hoặc đăng ký học trong các học kỳ phụ (có trong kế hoạch đào tạo hàng năm của trường).

 

VII. CÁCH ĐÁNH GIÁ ĐIỂM BÀI THI, KIỂM TRA LÝ THUYẾT

- Điểm 10:

Mức độ nắm vấn đề chắc chắn, kiến thức vững vàng, lập luận chặt chẽ, trả lời đầy đủ và chính xác, có kỹ năng thực hành và thể hiện vận dụng tốt kiến thức lý luận đã học. Bài làm trình bày rõ ràng, mạch lạc, chữ viết cẩn thận, bài làm hoàn hảo về mọi mặt.

- Điểm 9:

Mức độ làm bài đạt yếu hơn trường hợp điểm 10, chưa được hoàn hảo.

- Điểm 8:

Hiểu kỹ vấn đề, kiến thức vững chắc, lập luận đúng, nhưng có một vài chỗ chưa thật chặt chẽ; trả lời đầy đủ nhưng có thể có hỗ chưa thật chính các, có một vài sai sót nhỏ nằm trong các vấn đề phụ khác hoặc không phải là cơ bản. Có kỹ năng thực hành vận dụng được nhưng chưa thành thạo lắm kiến thức đã học. Bài làm trình bày sạch sưc, chữ viết cẩn thận.

- Điểm 7:

Mức độ đạt được như điểm 8 nhưng có nhiều sai sót hơn điểm 8, về kỹ năng thực hành vận dụng được kiến thức nhưng chưa được thành thạo lắm, phải có giáo viên hướng dẫn thêm.

- Điểm 6:

Hiểu các vấn đề chính, nắm được các khái niệm, định nghĩa, định lý v. v. . nhưng trình bày chưa mạch lạc, kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức được nhưng còn một số thiếu sót, lúng túng, bài làm chưa thật cẩn thận.

- Điểm 5:

Hiểu các vấn đề chính, nắm được các khái niệm nhưng chưa chắc chắn, lập luận không chặt chẽ; Trả lời được những vấn đề chính nhưng chưa thật chính xác; Kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức còn lúng túng; Còn một vài sai sót dáng kể; Bài làm chưa cẩn thận.

- Điểm 4:

Nêu vấn đề khôn gđầy đủ, kiến thức còn mơ hồ, chưa nắm chắc các khái niệm, định nghĩa, định lý, định luật, v.v . . . ; có sai sót tương đối nghiêm trọng, cần phải giúp đỡ thêm mới nắm lý thuyết; kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức yếu. Bài làm trình bày chưa cẩn thận.

- Điểm 3, 2, 1:

Tùy theo số sai sót ít nhiều mà quyết định.

- Điểm 0:


VIII. CÁCH ĐÁNH GIÁ ĐIỂM BÀI THÍ NGHIỆM, BÀI THỰC HÀNH TRONG HỌC PHẦN LÝ THUYẾT, BÀI TẬP LỚN

- Điểm 10

Bài làm chứng tỏ HSSV nắm vững vấn đề, có kỹ năng và biết vận dụng lý thuyết liên quan để giải quyết bài toán đặt ra.

- Điểm 9

Kết quả đạt được như điểm 10 nhưng còn vài lỗi không đáng kể

- Điểm 8

Bài làm chứng tỏ HSSV hiểu vấn đề, biết vận dụng lý thuyết để thực hiện công việc thực hành đúng nhưng chưa thật tốt . . . Kết quả thực hành rõ ràng, chính xác nhưng chưa thật đầy đủ, còn một vài sai sót nhỏ nhưng không quan trọng.

- Điểm 7

Kết quả đạt được như điểm 8 nhưng có vài sai sót nhỏ thuộc những vấn đề chính.

- Điểm 6

Kết quả đạt được chứng tỏ HSSV hiểu vấn đề, biết vận dụng lý thuyết để thực hiện những phần chính trong thực hành tuy chưa thật tốt. Báo cáo kết quả đúng nhưng chưa hệ thống, có một vài thiếu sót nhỏ trong các vấn đề chính.

- Điểm 5

Người học hiểu vấn đề, biết vận dụng lý luận để thực hiện những phần chủ yếu của công việc, thực hành đầy đủ nhưng chưa tốt. Báo cáo kết quả thwjcd hành chưa được rõ ràng, kiến thức và kỹ năng chưa chắc. HSSV còn có một vài sai sót thuộc những vấn đề cơ bản nhưng không nghiêm trọng.

- Điểm 4

HSSV chưa nắm được vấn đề, việc vận dung lý thuyết để thực hiện công việc thực hành còn nhiều lúng túng, báo cáo kết quả thực hành không rõ ràng, có sai sót nghiêm trọng, cần phải làm lại

- Điểm 3, 2, 1

Tùy mức độ sai sót nghiêm trọng mà quyết định so với điểm 4

- Điểm 0

HSSV không nắm được vấn đề, không biết vận dụng lý thuyết, không có kỹ năng giải quyết vấn đề, báo cáo kết quả thực hiện sai mặc dù đã được hướng dẫn, uốn nắn nhiều lần.

Lưu ý:

Ngoài những trường hợp được đánh giá kết quả như trên, trường hợp HSSV không chấp hành đúng nội quy thí nghiệm, nội quy học tập, làm hư hỏng trang thiết bị, dụng cụ thì ngoài việc bị lập biên bản, người học còn phải làm báo cáo tường trình, kiểm điểm, và bồi thường những hỏng hóc theo mức độ thiệt hại.

 

IX. ĐIỂM HỌC PHẦN THỰC HÀNH

Học phần thực hành không có bài thi kết thúc học phần, điểm tổng kết học phần thực hành là trung bình cộng (có tính đến hệ số) điểm các bài tập của học phần được tính theo thang điểm 10, lấy đến 01 số thập phân.
 

A. Nội dung, mục đích yêu cầu:

- Đánh giá kiến thức và khả năng thực hành nghề (kỹ năng - kỹ xảo) trong thực tập nghề và thực tập sản xuất.

- Thông qua đánh giá bài thực hành, giảng viên giúp đỡ HSSV rèn luyện nâng cao năng lực thực hành nghề.

- Điểm bài tập hệ số 1:

Bao gồm những bài tập có trọng tâm đánh giá khả năng thao tác yếu lĩnh cơ bản, khả năng xử dụng các công cụ lao động một cách chính xác, an toàn và dần dần hình thành kỹ năng nghề.

- Điểm bài tập hệ số 2:

Bao gồm những bài tập có trọng tâm đánh giá kỹ năng nghề một cách căn bản làm cơ sở cho việc hình thành kỹ xão trong sản xuất thực thụ

- Điểm bài tập hệ số 3:

Là bài tập nhằm đánh giá toàn diện năng lực nghề của người học. Bài tập tổng hợp cuối học phần thực hành có hệ số 3.
 

B. Những thành phần điểm của bài thực hành

Trong quá trình giảng dạy và học tập, việc hình thành năng lực nghề nghiệp cho HSSV được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn thực hành cơ bản và giai đoạn thực hành chuyên sâu.

Mục đích yêu cầu trong các giai đoạn được thể hiện trong bảng phân điểm khi đánh giá kết quả thực hành thông qua hoạt động của người học, bài tập (hoặc sản phẩm) sau quá trình quá trình làm bài như sau:

Giai đoạn Kỹ thuật Thời gian Thao tác An toàn Vệ sinh công nghiệp, tổ chức, sắp xếp nơi làm việc
1. Thực hành cơ bản 5 1 2 1 1
2. Thực hành chuyên sâu 6 1 1 1 1


Trong đó,

1. Thực hành cơ bản:

Bài tập có nội dung chú trọng đến nhận thức về an toàn, kỷ luật, tác phong lao động nơi công xưởng và cách sử dụng trang thiết bị một cách chính xác, đúng thao tác, đúng yếu lĩnh cơ bản.

a. Điểm kỹ thuật - 5 điểm:

- Trong giai đoạn này yêu cầu kỹ thuật không phải là chủ yếu nhưng vẫn là điểm thể hiện kết quả của việc rèn luyện kỹ năng cơ bản nghề nghiệp. Tổng số điểm kỹ thuật là 5 trong đó phân chia như sau:

- Dành 3 điểm phân chia cho các yêu cầu kỹ thuật chính mà trọng tâm là bài tập chú ý rèn luyện kỹ năng nhằm đạt được các yêu cầu kỹ thuật chính.

- Dành 2 điểm cho các yêu cầu kỹ thuật phụ.

- Tổng số điểm kỹ thuật đạt được phải ≥ 2,5 điểm thì bài tập được coi là đạt yêu cầu và mới được cộng với các điểm thành phần khác để tính điểm toàn bài.

- Trong các yêu cầu kỹ thuật chính nếu có 1 yêu cầu kỹ thuật nào không đạt làm cho sản phẩm (hoặc hoạt động) bị phế phẩm hoặc dẫn đến kết quả hỏng sẽ bị 0 điểm về các yêu cầu kỹ thuật chính và không chấm tiếp. Toàn bộ bài coi như 0 điểm. Nếu có 1 yếu tố kỹ thuật chính (kích thước, yêu cầu kỹ thuật của hoạt động, sản phẩm . . .) không đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng không dẫn đến phế phẩm hoặc làm hỏng kết quả thực hành thì bài làm bị 0 điểm về yếu tố đó, các điểm khác vẫn tính.

b. Điểm thời gian - 1 điểm:

- 1 Điểm: Làm đúng hoặc nhanh hơn thời gian qui định

- 0.75 Điểm: Chậm 5% thời gian thời gian qui định

- 0.5 Điểm: Chậm 10% thời gian thời gian qui định

- 0.25 Điểm: Chậm 15% thời gian thời gian qui định

- 0 Điểm: Chậm 20% thời gian thời gian qui định

c. Điểm thao tác - 1 điểm

- 1 Điểm: Những trường hợp sau: HSSV làm đúng các động tác như giáo viên đã hướng dẫn, ít khi cần giảng viên uốn nắn; HSSV sử dụng trang thiết bị theo đúng hướng dẫn, đúng qui định.

- 0.5 Điểm: GV phải uốn nắn tương đối nhiều về động tác, sử dụng trang thiết bị còn lúng túng.

- 0 Điểm: làm sai qui trình, qui phạm

Lưu ý:

- GV có thể qui định biểu điểm thao tác chi tiết hơn bằng cách dựa theo các yêu cầu trên và phân chia thành phần điểm nhỏ hơn (ví dụ có thể chia theo từng động tác khó, dễ, từng yêu cầu sử dụng dụng cụ máy móc).

- Trong những nội dung thực hành đầu tiên nếu mục tiêu của bài tập chỉ là kỹ năng thao tác thì giảng viên chỉ đánh giá bài tập là đạt hoặc không đạt. HSSV phải tiếp tục luyện tập nếu thao tác chưa đạt.

d. Điểm an toàn - 1 điểm

- 01 Điểm: Làm đúng hướng dẫn của giáo viên về trang bị phòng hộ lao động, làm đúng qui đinh về an toàn cho người và máy.

- Tùy theo mức độ các sai sót của HSSV trong khi thực hiện bài làm, giảng viên có thể giảm trừ mỗi lần 0, 25 điểm hoặc nhiều hơn.

- Nếu còn có sai sót về phòng hộ lao động và để xảy ra tai nạn hư hại nhẹ về người và máy móc dụng cụ thì điểm an toàn là 0 điểm.

- Nếu xảy ra tai nạn hư hại nặng về người, máy móc, dụng cụ thì điểm toàn bài là 0.

e. Điểm tình trạng vệ sinh, tổ chức, sắp xếp nơi làm việc - 1 điểm

Điểm tổ chức nơi làm việc, xét cả trong quá trình từ lúc nhận bàn giao đến lúc bàn giao xong máy móc dụng cụ (cuối ca).

- 1 Điểm: Có đầy đủ dụng cụ theo qui định, sắp xếp dụng cụ đúng theo hướng dẫn của GV, thuận tiện cho việc sử dụng khi thao tác, giữ gìn dụng cụ máy móc luôn sạch sẽ.

- 0.5 Điểm: Còn có một vài thiếu sót nhỏ như thiếu 1 vài dụng cụ quan trọng hoặc sắp xếp dụng cụ chưa đúng hoặc máy, dụng cụ chưa được sạch sẽ đúng yêu cầu.

- 0 Điểm: Còn nhiều thiếu sót như không mang đủ dụng cụ, thiếu 1 vài dụng cụ cần thiết, sắp xếp dụng cụ lộn xộn hoặc để dụng cụ và máy móc bẩn.

Lưu ý:

- Điểm của bài tập, được tính đến 01 chữ số thập phân, là điểm tổng cộng của các điểm thành phần: kỹ thuật - thao tác - an toàn - vệ sinh, tổ chức sắp xếp nơi làm việc. Bài tập được đánh giá là đạt yêu cầu khi tổng điểm ≥ 5 điểm, trong đó điểm kỹ thuật phải đạt ≥ 2,5 điểm.

- Các điểm thành phần như thao tác, an toàn, . . . luôn có mối quan hệ tương đối với điểm kỹ thuật. Một điểm kỹ thuật thấp không thể có các điểm thành phần khác đạt mức tuyệt đối.

- Trong trường hợp người học gây mất an toàn nghiêm trọng cho người và máy, ngoài việc bị trừ điểm, đơn vị quản lý còn phải lập biên bản để ghi nhận và phân định trách nhiệm.

2. Thực hành chuyên sâu:

Giai đoạn này có nội dung tiếp tục bồi dưỡng cho người học những phẩm chất của giai đoạn một đồng thời tăng cường việc hình thành năng lực chuyên môn nghề nghiệp giúp người học, từ kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình thực hành, có khả năng độc lập giải quyết công việc một cách thành thạo và sáng tạo.

a. Điểm kỹ thuật - 6 điểm:

- Trong giai đoạn này yêu cầu kỹ thuật phải là chủ yếu nhưng là điểm thể hiện kết quả của việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Tổng số điểm kỹ thuật là 6 trong đó phân chia như sau:

- Dành 4 điểm phân chia cho các yêu cầu kỹ thuật chính mà trọng tâm là bài tập chú ý cải thiện năng lực thực hành nhằm đạt được các yêu cầu kỹ thuật chính.

- Dành 2 điểm cho các yêu cầu kỹ thuật phụ.

- Tổng số điểm kỹ thuật đạt được phải ≥ 3 điểm thì bài tập được coi là đạt yêu cầu và mới được cộng với các điểm thành phần khác để tính điểm toàn bài.

- Trong các yêu cầu kỹ thuật chính nếu có 1 yêu cầu kỹ thuật nào không đạt làm cho sản phẩm (hoặc hoạt động) bị phế phẩm hoặc dẫn đến kết quả hỏng sẽ bị 0 điểm về các yêu cầu kỹ thuật chính và không chấm tiếp. Toàn bộ bài coi như 0 điểm. Nếu có 1 yếu tố kỹ thuật chính (kích thước, yêu cầu kỹ thuật của hoạt động, sản phẩm . . .) không đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng không dẫn đến phế phẩm hoặc làm hỏng kết quả thực hành thì bài làm bị 0 điểm về yếu tố đó, các điểm khác vẫn tính.

b. Điểm thời gian - 2 điểm:

- 2 điểm: Làm vượt ≥ 10% thời gian qui định

- 1 điểm: Đạt thời gian định mức

- 0 điểm: Chậm ≥10% thời gian định mức

Lưu ý: Bài làm sẽ bị đình chỉ ở thời điểm người học thực hiện vượt ≥10% thời gian định mức, kết quả bài làm sẽ được đánh giá theo tình trạng tại thời điểm đình chỉ.

c. Điểm thao tác - 1 điểm

- 1 Điểm: Thực hiện đúng và thành thạo thao tác

- 0.5 Điểm: GV phải uốn nắn vài thao tác không quan trọng

- 0 Điểm: Làm sai qui trình, qui phạm

Lưu ý: GV có thể qui định biểu điểm thao tác chi tiết hơn bằng cách dựa theo các yêu cầu trên và phân chia thành phần điểm nhỏ hơn (ví dụ có thể chia theo từng động tác khó, dễ, từng yêu cầu sử dụng dụng cụ máy móc).

d. Điểm vệ sinh, an toàn, tổ chức sắp xếp nơi làm việc - 1 điểm

- 01 Điểm: Làm đúng hướng dẫn của giáo viên về trang bị phòng hộ lao động, làm đúng qui đinh về an toàn cho người và máy.

- 0 điểm: thực hiện không đúng qui định về an toàn, tình trạng vệ sinh nơi làm việc kém, nơi làm việc không được sắp xếp ngăn nắp, khoa học.

- Tùy theo mức độ các sai sót của HSSV trong khi thực hiện bài làm, giảng viên có thể giảm trừ mỗi lần 0, 25 điểm hoặc nhiều hơn.

- Nếu còn có sai sót về phòng hộ lao động và để xảy ra tai nạn hư hại nhẹ về người và máy móc dụng cụ thì điểm an toàn là 0 điểm.

- Nếu xảy ra tai nạn hư hại nặng về người, máy móc, dụng cụ thì điểm toàn bài là 0.

- Trong trường hợp người học gây mất an toàn nghiêm trọng cho người và máy, ngoài việc bị trừ điểm, đơn vị quản lý còn phải lập biên bản để ghi nhận và phân định trách nhiệm.

Chú ý:

- Trường hợp số lượng sản phẩm là > 1 chi tiết, điểm kỹ thuật được chấm riêng cho từng chi tiết theo hướng dẫn trên rồi lấy trung bình cộng để có 1 điểm tổng cộng của toàn
bào như đã nói trên.

- Nếu sản xuất hàng loạt thì chấm điểm kỹ thuật được xác định theo tỷ lệ các chi tiết bị phế phẩm.

6 Điểm: Tỷ lệ phế phẩm ≤ 3%

5 Điểm: Tỷ lệ phế phẩm > 3% đến ≤ 6%

4 Điểm: Tỷ lệ phế phẩm > 6% đến ≤ 10%

3 Điểm: Tỷ lệ phế phẩm > 10% đến ≤ 15%

2 Điểm: Tỷ lệ phế phẩm > 15%

 

X. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM HỌC PHẦN MODULE

Học phần module là học phần có dạng tích hợp lý thuyết và thực hành, do vậy điểm tổng kết học phần module là trung bình cộng của điểm lý thuyết và điểm thực hành của
học phần.

- Điểm lý thuyết của học phần module được đánh giá theo cách đánh giá các học phần lý thuyết (mục VI, văn bản này)

- Điểm thực hành của học phần module được đánh giá theo cách đánh giá các học phần thực hành (mục VIII, văn bản này) được đánh giá giảng viên đánh giá điểm học phần module học phần module đánh giá điểm học phần module

 

XI. CÁCH TÍNH ĐIỂM TỔNG KẾT ĐIỂM HỌC PHẦN
 

1. Điể m tổ ng kế t học phần lý thuyết

Điểm học phầ n lý thuyế t được tính như sau :


Trong đó:

ĐTHP: điể m thi kế t thúc học phần

ĐHT: điểm học tập

 

trong đó:

ĐTBKT: điể m trung bình kiể m tra - là trung bình cộng , có tính đến hệ số , của các loại điể m sau:

- Điểm thảo luận, bài tập nhóm (nếu có), bài tập lớn . . . được qui định theo đặc thù của từng học phần. Hệ số của các loại điểm này được ghi cụ thể trong chương trình chi tiết.

- Điểm kiểm tra thường xuyên - hệ số 1 - là các điểm kiểm tra đầu giờ hoặc trong giờ lên lớp, kiểm tra thự c hành, kiể m tra viết với thời gian < 45 phút. Mỗi học phần phải có ít nhất 01 điểm kiểm tra thường xuyên

- Điểm kiểm tra định kỳ - hệ số 2 - là các điểm kiểm tra hết chương hay phần chính của học phần hoặc các bài thực hành kỹ năng có tính tổng hợp . Thờ i gian kiể m tra ≥ 45 phút, đối  với bài lý thuyết và ≥ 1 giờ đố i vớ i bà i thự c hà nh . Số lầ n kiể m tra định kỳ củ a học phần được qui định như sau:

Có ít nhất 01 điể m tra định kỳ đố i vớ i họ c p hầ n có ≤ 2 ĐVHT

Có ít nhất 02 điể m kiể m tra định kỳ đố i vớ i họ c phầ n có từ 3 ÷ 4 ĐVHT

Có ít nhất 03 điể m kiể m tra định kỳ đố i vớ i họ c phầ n có ≥ 5 ĐVHT

2. Điểm học phần thực hành

Mỗ i họ c phầ n thự c hà nh chỉ có 01 điể m tổn g kết họ c phầ n . Điể m họ c phầ n thự c hành được tính vào học kỳ có tên học phần đó trong kế hoạch đào tạo của ngành .

a. Điểm học phần thực hành được tính như sau:

- Trung bình cộ ng điể m cá c bà i thự c hà nh , có tính đến hệ số , lấ y đế n 1 chữ số thập phân.

- Hệ số củ a cá c bà i thự c hà nh đượ c qui định trong chương trình chi tiế t họ c phầ n .

Điểm bài thực hành tổng hợp (cuối học phần thực hành) có hệ số 3.

- HSSV có ĐHP thự c hà nh (kể cả học phần Giáo dục thể chất) < 5,0 phải học trả nợ theo hình thức học ghép cù ng khó a sau.

- Riêng học phần Giáo dục Quốc phòng - An ninh, HSSV được thi lần 2 nếu điểm tổng kết lần 1 các học phần này < 5,0

Lưu ý:

- Đối với trình độ đào tạo Cao đẳng nghề và Trung cấp chuyên nghiệp, kết quả các học phần Giáo dục thể chất và học phần Giáo dục an nình quốc phòng được tính vào kết quả học tập khóa học như các học phần khác.

- Đối với trình độ đào tạo Cao đẳng, điểm học phần Giáo dục thể chất và điểm học phần Giáo dục An ninh Quốc phòng không được tính vào kết quả học tập khóa học. Sinh viên nộp chứng chỉ các học phần này (Khoa Giáo dục đại cương chịu trách nhiệm cấp) là điều kiện để nhận được bằng tốt nghiệp.

 

XII. ĐIỂM TỔNG KẾT HỌC PHẦN DẠNG MODULE

(Học phần thuộcchương trình đào tạo Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề )


Trong đó:

ĐHP: điểm học phần, được tính lấy đến 01 chữ số thập phân.

ĐTH: điểm phần thực hành, là trung bình cộng điểm các bài thực hành có tính đến hệ số. Bài thực hành tổng hợp có hệ số 3. ĐTH được lấy đến 01 chữ số thập phân.

ĐLT: điểm phần lý thuyết, là trung bình cộng các điểm kiểm tra lý thuyết, có tính đến hệ số. Số đầu điểm kiểm tra lý thuyết theo qui định môn học lý thuyết. Bài kiểm tra kết thúc phần lý thuyết có hệ số 3.

ĐLT được lấy đến 01 chữ số thập phân

- Nếu ĐLT, hoặc ĐTH < 5, và kết quả tính theo công thức trên ≥ 5, thì ĐHP chỉ được lấy = 4,9.

- HSSV phải học lại học phần module (cả phần lý thuyết và phần thực hành) nếu ĐHP < 5.

 

HIỆU TRƯỞNG


    Các Tin Khác: