Giới thiệu phòng Đào tạo

12/08/2016 | 55.285 |

GIỚI THIỆU

Phòng đào tạo là một đơn vị chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu nhà trường về thực hiện công tác quản lý đào tạo, quản lý công tác thông tin - thư viện, quản lý công tác tuyển sinh của Nhà trường.

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Trưởng phòng

Phụ trách và điều hành chung
Tuyển sinh

-    Lập hồ sơ bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với Sở LĐTBXH và Tổng cục GDNN.
-    Lập kế hoạch phối hợp với các đơn vị và cá nhân chuẩn bị cho công tác tuyển sinh
Quan hệ doanh nghiệp
-    Lập kế hoạch và phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày hội việc làm, kết nối việc làm giữa doanh nghiệp đến các đơn vị trong trường, kết nối doanh nghiệp với các đơn vị trong trường về nhu cầu đào tạo lại…
Cựu học sinh
-    Phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện liên quan đến cựu học sinh sinh viên và các đơn vị liên quan.
-    Thường trực ban liên lạc, gặp gỡ các thế hệ cựu HSSV để kết nối học bổng, việc làm cho sinh viên…
Liên kết đào tạo liên thông
-    Lập hồ sơ hợp tác đào tạo liên thông đại học với các trường Đại học (Biên bản, chương trình đào tạo, hợp đồng …)
Hội giảng
-    Lập hồ sơ, kế hoạch tổ chức hội giảng giáo dục nghề nghiệp
-    Thống kê, tổng hợp và đề xuất khen thưởng các cá nhân và đơn vị
Công tác truyền thông
-    Phối hợp với các báo đài, phương tiện truyền thông quảng bá hình ảnh trường qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Đảm bảo chất lượng
-    Điều phối chung công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và chất lượng các chương trình đào tạo.
-    Lập hồ sơ, kế hoạch tổ chức kiểm tra hồ sơ nghiệp vụ giảng viên.
Xây dựng, cập nhật hệ thống văn bản, quy trình và quy định
-    Biên soạn, cập nhật hệ thống các văn bản, quy trình và quy định thuộc phòng quản lý đề xuất với Giám hiệu.
-    Chỉnh lý hệ thống các văn bản theo quy định của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên
Phụ trách chung công tác thư viện

2. Chuyên viên tuyển sinh

Tuyển sinh
-    Thiết kế, in ấn lịch và tờ rơi tuyển sinh
-    Gửi lịch và tờ rơi đến các trường THPT các tỉnh lân cận (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng...).
-    Đưa thông tin tuyển sinh lên website, facebook của Trường và các đơn vị
-    Cung cấp hình ảnh, video các hoạt động sự kiện của trường để quảng bá hình ảnh trường đến thí sinh và phụ huynh…
-    Lập các panel quảng cáo xung quanh trường, trong thang máy và các vị trí khác của trường…
-    Liên hệ phối hợp với phóng viên các báo viết tin về các sự kiện của trường để quảng bá hình ảnh nhà trường…
-    Quảng cáo trên các cẩm nang tuyển sinh của các báo và các đơn vị khác.
-    Tham gia các hội tư vấn tuyển sinh do các báo hoặc các đơn vị khác tổ chức.
-    Tư vấn tuyển sinh (facebook, điện thoại)
-    Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh nộp trực tiếp tại trường
-    Nhập dữ liệu tuyển sinh
-    Thống kê số liệu tuyển sinh hằng ngày để báo cáo
-    Kiểm dò dữ liệu tuyển sinh
-    Xử lý các văn bản liên quan đến tuyển sinh (các quyết đinh, biên bản…)
-    Chuẩn bị dữ liệu, biểu mẫu, họp hội đồng, gọi thí sinh nhập học
-    In giấy báo trúng tuyển, bìa thư
-    Xử lý các công việc khác liên quan đến tuyển sinh ….

3. Chuyên viên kế hoạch

Kế hoạch
-    Lập Lịch đào tạo năm học
-    Nhập, theo dõi chương trình đào tạo các ngành, nghề trên hệ thống phần mềm
-    Quản lý, kiểm tra giáo trình nội bộ theo định kỳ
-    Rà soát, chuẩn bị dữ liệu phân công giảng dạy của các khoa, bộ môn
-    Theo dõi tiến độ giảng dạy
-    Xét phân chuyên ngành
-    Xếp lịch thi học kỳ
-    Tính thù lao coi thi học kỳ
-    Thống kê, tính thù lao chấm thi, nhập điểm theo học kỳ của giảng viên cơ hữu và mời giảng
-    Xếp thời khóa biểu theo học kỳ
-    Thống kê, kiểm tra giờ giảng của giảng viên cơ hữu và lập danh sách đề nghị thanh toán
-    Lập đề nghị thanh toán giờ giảng hàng tháng của giảng viên mời giảng.
-    Tính giờ căng, giờ vượt
Công tác khác
-    Hỗ trợ xây dựng, cập nhật hệ thống các văn bản, quy định, quy trình thuộc đơn vị quản lý.
-    Thực hiện các công việc khác của Trường và của Phòng khi có yêu cầu.
-    Thực hiện các báo cáo trong và ngoài đơn vị khi có yêu cầu.
-    Quản lý website phòng Đào tạo.
Phát triển phần mềm cải tiến công việc
-    Xây dựng, cải tiến các công việc của phòng thôn qua việc phát triển các công cụ, các phần mềm hỗ trợ công tác tại phòng Đào tạo

4. Chuyên viên giáo vụ

a. Giáo vụ phụ trách khối cao đẳng các ngành (phụ trách khoảng 8.000 sinh viên)
-    Xác nhận điểm HSSV khi có yêu cầu
-    Tiếp HSSV, giải quyết khiếu nại
-    Cấp các loại giấy xác nhận cho HSSV
-    Xét điều kiện học tiếp, dự thi, công nhận tốt nghiệp
-    Nhận đăng ký thi lại tốt nghiệp, vào lớp mới, chuyển điểm…
-    In và cấp phiếu điểm cho HSSV
-    In và cấp bản sao văn bằng cho HSSV
-    Quản lý, cấp phát văn bằng
-    Đề nghị xác minh, trả lời xác minh văn bằng-chứng chỉ
b. Giáo vụ phụ trách khối cao đẳng các nghề (phụ trách khoảng 4.000 sinh viên)
Giáo vụ

-    Xác nhận điểm HSSV khi có yêu cầu
-    Tiếp HSSV, giải quyết khiếu nại
-    Cấp các loại giấy xác nhận cho HSSV
-    Xét điều kiện học tiếp, dự thi, công nhận tốt nghiệp
-    Nhận đăng ký thi lại tốt nghiệp, vào lớp mới, chuyển điểm…
-    In và cấp phiếu điểm cho HSSV
-    In và cấp bản sao văn bằng cho HSSV
-    Quản lý, cấp phát văn bằng
-    Đề nghị xác minh, trả lời xác minh văn bằng-chứng chỉ
Công tác khác
-    Lập hồ sơ xin cấp phát phôi bằng
-    Lập hồ sơ gửi Sở LĐTBXH, Tổng cục GDNN, Công an thông báo về mẫu văn bằng theo quy định
-    Quản lý phôi bằng
-    In ấn văn bằng tốt nghiệp
-    Hỗ trợ xây dựng, cập nhật hệ thống các văn bản, quy định, quy trình thuộc đơn vị quản lý.
-    Thực hiện các công việc khác của Trường và của Phòng khi có yêu cầu.
-    Thực hiện các báo cáo trong và ngoài đơn vị khi có yêu cầu.
-    Quản lý website phòng Đào tạo.
-    Xử lý in giấy khen, chứng nhận cho GV, HSSV khi có yêu cầu
Phát triển phần mềm cải tiến công việc
-    Xây dựng, cải tiến các công việc của phòng thôn qua việc phát triển các công cụ, các phần mềm hỗ trợ công tác tại phòng Đào tạo.
c. Giáo vụ phụ trách mở lớp học ghép, học kỳ phụ
-    Lập kế hoạch tổ chức học ghép và học kỳ phụ
-    Xây dựng, chuẩn hóa dữ liệu để sinh viên có thể đăng ký học kỳ phụ, học ghép online.

5. Chuyên viên đảm bảo chất lượng

-    Kiểm tra hồ sơ nghiệp vụ giảng viên.
-    Phụ trách công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
-    Biên soạn, xây dựng hệ thống các văn bản liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng.
-    Hỗ trợ các khoa, bộ môn thực hiện báo cáo kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
-    Thu thập, quản lý, tổng hợp minh chứng kiểm định.